
Video hướng dẫn đo bắp tay
Video hướng dẫn đo cổ tay
Máy đo cổ tay
Một số câu hỏi thường gặp
Tất cả các máy đo huyết áp Omron đều được lắp ráp từ những linh kiện chính của Nhật Bản. Omron có 2 nhà máy chính ở Nhật Bản và Việt Nam. Máy đo huyết áp được lắp ráp từ 2 nhà máy này. Nhà máy ở Nhật Bản lắp ráp 2 model: JPN1 và JPN600. Các model khác của máy đo huyết áp Omron đều được lắp ráp tại nhà máy ở Bình Dương, Việt Nam.
Các máy đo huyết áp Omron lắp ráp tại Việt Nam được xuất đi toàn thế giới nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng của sản phẩm.
Máy đo huyết áp Omron
Đây là hiệu máy duy nhất được Hội tim mạch học Việt Nam khuyên dùng. Có hai loại, đo ở cổ tay và đo ở bắp tay. Tùy theo nhu cầu mà bạn cần chọn cho mình một loại máy phù hợp.
- So với máy đo cổ tay, máy đo huyết áp bắp tay có kích thước lớn hơn. Việc đeo vòng bít cũng khó hơn một chút. Nhưng bù lại máy đo bắp tay có màn hình lớn nên dễ nhìn và độ ổn định cao hơn. Trong trường hợp bạn cần một máy đo huyết áp đặt tại nhà để theo dõi mức huyết áp thường xuyên. Bạn nên mua máy đo bắp tay.
- Nếu bạn hay đi công tác, đi du lịch hay đơn giản là bạn luôn cần có một máy đo huyết áp ở bên mình. Bạn nên mua máy đo huyết áp cổ tay do nó có kích thước nhỏ.
Các bộ phận và các mô trong cơ thể luôn cần được cung cấp oxy, các vitamin và khoáng chất. Máu có nhiệm vụ vận chuyển các dưỡng chất này. Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch, áp lực này được tạo ra bởi sự co bóp của tim và kích thước của động mạch.
Huyết áp của mỗi người được xác định bởi hai chỉ số:
- Chỉ số thứ nhất là huyết áp tâm thu còn gọi là huyết áp tối đa hay huyết áp trên là áp lực lớn nhất của máu lên thành động mạch. Huyết áp tối đa xảy ra khi tim “thu” lại để bơm mạnh máu ra các động mạch.
- Chỉ số thứ hai là huyết áp tâm trương còn gọi là huyết áp tối thiểu hay huyết áp dưới là khi tim “trương” ra lớn nhất để thu máu về, lúc này áp lực của máu lên thành động mạch là nhỏ nhất.
- Ngoài ra trên màn hình của máy đo huyết áp Omron còn có chỉ số thứ 3, đây là số nhịp tim của bạn trong một phút.
Máy đo huyết áp Omron có hai loại chính là loại đo ở cổ tay và loại đo ở bắp tay. Với loại đo bắp tay bạn có 2 lựa chọn về nguồn điện. Sử dụng bốn viên pin AA hoặc sử dụng điện lưới thông qua bộ đổi điện.
Lưu ý là chỉ nên sử dụng bộ đổi điện adapter của chính hãng Omron để tăng tuổi thọ cho máy.
Khi cần bạn có thể lau chùi máy bằng vải mềm khô. Tuyệt đối không được sử dụng những chất tẩy rửa. Không thể vệ sinh vòng bit. Không được gấp vòng bit và ống dẫn hơi quá chặt. Không để máy ở nơi có nhiệt độ, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp. Nên tháo pin ra nếu bạn không sử dụng máy trong khoảng thời gian 3 tháng hoặc hơn. Chỉ sử dụng các bộ phận thay thế và linh kiện của chính hãng Omron.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ hạn chế việc tăng huyết áp
Người có huyết áp cao nên ăn nhiều cá. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ động vật, da của các loại gia cầm. Tuy nhiên chất béo lại rất cần cho cơ thể. Do vậy người cao huyết áp nên bổ sung các nguồn chất béo lành mạnh. Nguồn chất béo này có nhiều trong các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ. Ngoài ra chất béo lành mạnh cũng có nhiều trong: dầu oliu, trái bơ, hạt hướng dương, quả óc chó, … Người bị cao huyết áp nên ăn lạt, hạn chế ăn muối. Nên ăn nhiều rau xanh, ăn nhiều thực phẩm ở dạng củ, quả, hạt.
Ngoài ra bạn nên trang bị cho mình một máy đo huyết áp Omron để tiện cho việc theo dõi mức huyết áp của mình hàng ngày.
Huyết áp thấp ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống
Thông thường khi huyết áp tối đa nhỏ hơn 100mmHg thì quy là mắc chứng huyết áp thấp. Người có huyết áp thấp thường có các triệu chứng:
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ
- Thường hay bị chóng mặt, hoa mắt
- Da khô, khăn nheo, tóc bị rụng nhiều
- Ít có ham muốn tình dục
- Rất mệt sau khi làm việc nặng
Người bệnh huyết áp thấp thường rất hay chủ quan trong vấn đề điều trị bệnh. Do ảnh hưởng của huyết áp thấp ít nghiêm trọng hơn so với huyết áp cao. Nhưng về lâu dài, do huyết áp thấp nên lượng máu cung cấp cho các bộ phận trong cơ thể bị thiếu, các bộ phận quan trọng trong cơ thể đần bị suy thoái. Để tránh việc này người bệnh huyết áp thấp cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý:
- Ăn nhiều muối hơn, do trong muối có nhiều natri có tác dụng làm tăng huyết áp.
- Uống nhiều nước, nếu được thì uống nước có bổ sung natri và kali.
- Không được bỏ bữa, nên cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Nên ngủ đủ giấc, khoảng 7-8 tiếng/ngày.
- Luyện tập các môn thể thao hàng ngày.
- Thường xuyên sử dụng máy đo huyết áp để theo dõi mức huyết áp của mình.